Đậu phụ – thực phẩm bổ dưỡng cho phụ nữ

Đậu phụ thường được làm bằng đậu nành vàng (có nơi làm bằng đậu nành đen). Đậu phụ bổ dưỡng, dễ tiêu, vừa rẻ tiền nên là thực phẩm rất quen thuộc.

Đậu phụ miếng giàu đạm, chất béo (không bão hòa), hydrat cacbon; phốt-pho, sắt; các vitamin nhóm B, vitamin E…

Theo Trung dược học bản thảo, đậu phụ có công dụng khoan trung, ích khí, điều hòa tỳ vị, làm tiêu chứng đầy bụng, hạ trọc khí ở đại tràng. Hàng ngày ăn đậu phụ, cơ quan tiêu hóa sẽ làm việc tốt hơn, tiêu đi kịp thời chất độc hại khỏi cơ thể, bảo vệ sức khoẻ.

Một số món ăn thuốc có đậu phụ
Canh đậu phụ đầu cá chép: đầu cá chép 1 cái (khoảng 500g), đậu phụ 2 miếng (300g), cà chua 1 quả, lạc 3 thìa canh, hành, muối, bột ngọt. Cá rán vàng, cho 3 bát nước cùng các thứ còn lại nấu chín bằng lửa nhỏ, nêm gia vị. Dùng tốt cho phụ nữ có thai, phù nhẹ ở chân, sau đẻ có nhiều sữa.

Canh đậu phụ nấu dưa cải: đậu phụ 2 miếng, dưa cải 150g. Dưa cải rửa sạch ngâm nước lạnh vớt ra vắt khô nước cắt nhỏ. Đậu phụ cắt miếng 3 x 1,5 x 1cm, nhúng nước sôi vớt ra để ráo nước. Cho dầu thực vật vào nồi cho sôi, cho hành gừng đảo qua, cho dưa vào xào đều, cho đậu phụ, đổ nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi rồi lửa nhỏ cho chín đậu, nêm gia vị. Món canh dưa này nếu có thêm đầu cá càng ngon. Công dụng bổ sung canxi chống loãng xương và sắt chống thiếu máu.

Đậu phụ nấu rau mồng tơi để nhuận tràng, thông tiện, thanh trừ, nhiệt độc trong ruột.

Đậu phụ nấu với cải bẹ trắng, cá lóc, thịt lợn giúp thanh trừ nhiệt ở gan và dạ dày.

Đậu phụ nấu với cá thu để trừ chứng cốt hỏa, thanh nhiệt độc.

Đậu phụ xào nấm rơm: đậu phụ 1 miếng, đậu Hà Lan và nấm rơm lượng vừa đủ, một ít nước tương, dầu thực vật, bột năng. Đậu phụ cắt miếng dày 1cm để ráo nước rán vàng. Nấm rơm ngâm mềm, đậu Hà Lan để nguyên hoặc thái lát. Xào nấm rơm xong cho nước, đậu phụ rán, đậu Hà Lan và các thứ gia vị còn lại, nêm bột. Có thể dùng nấm hương thay nấm rơm.

Đậu phụ xào rau chân vịt (cải bó xôi): đậu phụ 2 miếng (300g), rau chân vịt 500g, dầu lạc hoặc dầu vừng 40g, gia vị. Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng nhỏ rán. Xào qua đậu phụ trước rồi mới cho rau chân vịt (đã thái nhỏ) vào xào cho đến khi rau có màu xanh thẫm thì nêm gia vị đảo đều là được. Rau chân vịt giàu canxi, sắt và vitamin C nên rất có lợi cho chị em mang thai 3 tháng cuối.

Đậu phụ (khô) trộn rau cần: đậu phụ khô (hoặc rán vàng), giá đậu xanh, rau cần mỗi thứ 150g; dầu vừng 15g, giấm 20g, tỏi giã nhuyễn 5g. Đậu phụ thái sợi, rau cần cắt đoạn ngắn cùng nhúng nước sôi rồi xả nước đun sôi để nguội cùng giá, để ráo nước. Tất cả trộn đều với dầu vừng, dấm, tỏi, gia vị. Món này chữa thiếu máu, suy nhược thần kinh, thiếu canxi, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu.

Cháo đậu phụ đường phèn: đậu phụ khô 2 miếng thái nhỏ, đường phèn 150g, gạo tẻ 100g. Gạo vo sạch, nấu cháo nhừ rồi cho đậu phụ, đường vào nấu chín đậu. Ăn nóng. Tác dụng thanh nhiệt, dưỡng vị, tiêu đàm, chỉ khát. Dùng thích hợp cho phụ nữ mang thai bị ho sốt, ra mồ hôi.

Trà đậu phụ (sách Trung Quốc): đậu phụ tươi 2 miếng, vài cọng hành tươi (hoặc củ hành khô), lá bạc hà tươi non. Đậu phụ rán vàng, cho hành, rau bạc hà với 2 bát nước nấu còn 1 bát. Ăn cái uống nước khi còn nóng. Chữa ho sốt do cảm lạnh (ho ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi), ra được mồ hôi là khỏi. Vào mùa thu đông, thời tiết lạnh khó ra mồ hôi thì thêm vài lát gừng tươi để tán phong giải biểu. Người già yếu, phụ nữ, trẻ em mới bị phát sốt thì hiệu quả càng cao.

Lưu ý: chọn đậu phụ màu hơi vàng (trắng quá là có thể bị bảo quản bằng phoóc-môn), mùi thơm, không chua, sờ rắn, không dính tay, mua loại đang ngâm nước hoặc mới lấy ra khỏi nước. Mua về chưa ăn phải ngâm vào nước một lúc rồi cho vào tủ lạnh. Đậu phụ đã nấu nên ăn hết 1 lần.

TweetChia sẻMùa đông là mùa rau cải cúc, một loại rau giàu dược tính, ăn ngon, hương vị đặc trưng nên có công hiệu chữa trị nhiều chứng bệnh đến bất ngờ.

Rau cải cúc hay còn tên gọi là rau cúc tần, tần ô, là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Nhưng cải cúc không phải chỉ để nấu canh mà còn là một vị thuốc quý. Cải cúc chữa được nhiều bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bởi trong rau cúc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và nhiều vitamin A, B, C… Cải cúc có khả năng giúp phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể nên rất thích hợp sử dụng trong ngày đông giá lạnh. Nó lại có công hiệu trị chứng hồi hộp, tim đập mạnh, đánh trống ngực, mất ngủ, tâm phiền bất an…

Đông y cho rằng, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Rau có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, nên được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản… nhờ sự có mặt nhiều loại dưỡng chất…

Dưới đây là một số cách trị bệnh rất hiệu quả của cải cúc.

Trị cảm cúm: lấy 150g rau cải cúc tươi, rửa sạch, để ráo nước và cho vào tô. Nấu cháo, đổ cháo đang sôi lên trên tô cải cúc, để 5 – 10 phút rồi trộn rau lên ăn, mỗi ngày cần ăn từ 2 – 3 lần. Đây là món ăn bài thuốc có tác dụng giải cảm nhanh, hiệu quả mà không cần uống thuốc.

Chữa ho dai dẳng: nấu canh phổi lợn cải cúc ăn với cơm để trị ho dai dẳng. Cần dùng 150g cải cúc tươi, 200g phổi lợn. Sau đó xắt nhỏ phổi lợn, ướp gừng và gia vị. Xào chín rồi cho nước vào đun sôi. Cho cải cúc vào, rau vừa chín tắt bếp ngay. Nên ăn lúc canh còn nóng, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 3 – 4 ngày.

Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu: lấy 200g cải cúc, một con cá diếc 0,5kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. 10 ngày là một liệu trình.

Chữa ho ở trẻ em: lấy cải cúc 6g, xắt nhỏ, thêm mật ong, đem chưng, uống nhiều lần trong ngày. Lưu ý: không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Trị đau đầu: lấy một nắm lá cải cúc tươi rồi hơ nóng, chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương mỗi khi đau đầu hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu không trúng mùa cải cúc, có thể dùng cải cúc khô để chữa đau đầu theo cách sau: 10 – 15g cải cúc khô cho vào siêu, đổ 3 tô nước, sắc còn 1 tô. Uống sau khi ăn, ngày 2 lần sáng và tối. Uống liên tục 5 – 7 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Hạ huyết áp, trị rối loạn tiêu hóa: nhờ tính mát, vị tê, không độc lại có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí lại chứa những chất kiềm mật nên cải cúc có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol. Ăn sống hay dùng để nấu canh đều có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Có thể dùng món cải cúc nấu canh thịt hoặc tôm, cải cúc trộn salad, canh cải cúc rong biển, dùng làm thực phẩm ăn lẩu… để trị bệnh.


Warning: Trying to access array offset on false in /www/wwwroot/yduoctuetinh.com.vn/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 41