Thông báo tuyển sinh Bào chế đông dược phục vụ kê đơn bốc thuốc

Bào chế có nghĩa là dùng các phương pháp cơ học và lý hóa để thay đổi hình dạng, lý tính, dược tính của vị thuốc để tiện cho việc sử dụng, điều trị, sản xuất, bảo quản…

Nói chung, bào chế là công việc biến đổi tính chất thiên nhiên của dược liệu thành những vị thuốc thuần thục để phòng bệnh và trị bệnh.

Trong Đông y thường dùng danh từ thuốc chín (thục dược) và thuốc sống (sinh dược) đó là hai danh từ đối lập nhau. Danh từ thuốc chín là để chỉ các dược liệu đã bào chế.

Tài liệu Bào chế xưa để lại lâu đời nhất là quyển Bào chế luận của Lôi Hiệu (Trung Quốc) vào khoảng 420-479 và sau đó đổi tên là Lôi công Bào chế – cuốn sách này vẫn còn giá trị đến ngày nay về kỹ thuật bào chế các vị thuốc.

Mục đích

Bào chế nhằm những mục đích sau đây:

  • Bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu: mốc, mọt, các loại không phải là dược liệu.
  • Bỏ bớt các bộ phận không cần thiết của dược liệu, làm cho vị đó tinh khiết hơn. Vd. Mạch môn bỏ lõi; Ve sầu bỏ đầu, chân; Ngưu tất bỏ đầu
  • Để dễ thái, bào, dễ tán bột, dễ nấu cao, dễ bảo quản
  • Giảm bớt độc tính của dược liệu. Vd Mã tiền, Bán hạ, Phụ tử, Hoàng nàn, Ba đậu
  • Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho dễ tan vào nước, dễ đồng hóa, dễ hấp thụ, để dẫn vào các bộ phận của cơ thể cần điều trị. Vd. Bạch truật, Hoàng kỳ, Thục địa, Bạch thược, Táo nhân

Yêu cầu của việc bào chế đông dược

Trần Gia Mô (1562) đời Minh (Trung Quốc) có nói: “bào chế cốt ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị”.

Câu nói này của ông là một câu cách ngôn cơ bản cho tất cả mọi người làm công tác bào chế Đông dược phải nghiên cứu noi theo. Nhưng thế nào gọi là vừa chừng, đạt yêu cầu này thật hết sức khó bởi vì không có một tiêu chuẩn kỹ thuật nào cụ thể mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của những người thầy thuốc, người bào chế nhiều kinh nghiệm, đã làm lâu năm trong nghề.

Bào chế có 2 yêu cầu chính sau:

  • Bảo đảm phẩm chất thuốc, kỹ thuật đúng đáp ứng yêu cầu điều trị theo biện chứng luận trị của Đông y
  • Người bào chế giỏi, ngoài sự hiểu biết vững vàng về dược vật, những hiểu biết cơ bản về dược lý đông y mà còn phải thông thạo về kỹ thuật tùy từng trạng thái, phẩm chất của vị thuốc, tùy từng yêu cầu của bài thuốc mà định việc bào chế cho vừa chừng.

Kỹ thuật bào chế thuốc y học cổ truyền và thuốc y học hiện đại có những điểm giống nhau đặc biệt là kỹ thuật bào chế một số dạng thuốc như thuốc nước, thuốc bột, thuốc hoàn, thuốc cao, thuốc rượu… các kỹ thuật tán, rây, nung, đốt. thăng hoa…

Trong bào chế chúng ta có thể kết hợp cả 2 phương pháp vừa bảo đảm tính cổ truyền vừa bảo đảm tính hiện đại. Các thủ thuật chế bằng nước, chế bằng lửa, chế bằng nước và lửa phối hợp được sắp xếp lại cho phù hợp với thời đại đó là phương pháp chế hóa cơ học và phương pháp chế hóa lý hóa. Nhưng kỹ thuật chế biến dược liệu, bào chế thuốc chín vẫn hoàn toàn theo đúng phương pháp y học cổ truyền đáp ứng yêu cầu điều trị theo biện chứng luận trị của các thầy thuốc đông y.

Hiểu được tầm quan trọng của việc hệ thống lại những phương pháp bào chế từng vị thuốc theo yêu cầu kê đơn bốc thuốc, Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội với thâm niên gần 30 năm đào tạo lĩnh vực Y – Dược – YHCT đã xây dựng chương trình bào chế đông dược phục vụ kê đơn bốc thuốc và đã được cấp mã ngành ngắn hạn về Bào chế đông dược

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp bổ sung mã ngành đào tạo

Mọi chi tiết xin liên hệ

  1. Phòng Tuyển sinh Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội:
     Địa chỉ: số 6 ngõ 767 Nguyễn Khoái, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 644 0500 ; 098 950 4475.

    2. Văn phòng tuyển sinh:
Địa chỉ: Phòng 104A , số 9 phố Bùi Ngọc Dương – Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 024 668 79 333; 096 183 1975; 0969 798 775;

3. Form đăng ký Online : https://bit.ly/2yOwUPE

Chú ý :     Lịch học nhà trường sẽ bố trí linh hoạt để đảm bảo thuận lợi nhất cho học viên có thể tham gia khóa học


Warning: Trying to access array offset on false in /www/wwwroot/yduoctuetinh.com.vn/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 41