“Dùng nghệ đúng cách để mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày”

Nghệ từ lâu đã được biết đến là một phương thuốc quý có công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Tuy nhiên, sử dụng nghệ như thế nào đạt hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Để giúp người bệnh có thêm những kiến thức cần thiết, trong Talkshow Sống Vui được phát sóng trên VTV2, PGS.TS Lê Lương Đống, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh đã chia sẻ nhiều kiến thức về phương pháp sử dụng nghệ đúng cách nhằm mang đến hiệu quả tối ưu cho hỗ trợ điều trị bệnh lý về dạ dày. 

Xem thêm: 

chương trình sống vui vtv2

 
Chương trình Talkshow Sống Vui với  PGS.TS Lê Lương Đống, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh

MC Bảo Linh: Xin chào Phó Giáo sư, cảm ơn Phó Giáo sư đã tham gia chương trình. Như tôi được biết thì bài thuốc từ ngàn đời xưa vẫn được lưu truyền trong dân gian là dùng nghệ kết hợp với mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Vậy xin Phó giáo sư cho hỏi là dược chất nào trong nghệ tạo nên công dụng đó ạ?

PGS.TS Lê Lương Đống: Chào Bảo Linh, củ nghệ được biết đến với nhiều công dụng khác nhau. Từ xa xưa, ở cả phương Đông và phương Tây đều sử dụng nó như một loại dược liệu trị bách bệnh, giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Nghệ có tác dụng tích cực trong hỗ điều trị các bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, viêm xương khớp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Theo các nghiên cứu khoa học thì trong nghệ có thành phần chính là chất Curcumin, và hai dẫn chất của nó là demethoxycurcumin, bisdeme thoxycurcumin. Cả ba chất này đều có tác dụng sinh học nhưng curcumin có tác dụng mạnh nhất. Hàm lượng tinh chất curcumin trong nghệ chiếm khoảng 0,3%. Tính đến nay, đã có hơn 1.000 nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả chữa bệnh của tinh chất curcumin trên nhiều bệnh khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tinh chất này hiệu quả đối với cả sự viêm nhiễm mãn tính và cấp tính. Nó là chất có hoạt tính chống viêm cao, ức chế sự tạo khí, làm tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng, chống tổn thương, loét.

MC Bảo Linh: Có một số thông tin cho rằng cả nghệ đen và nghệ vàng đều có công dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Vậy theo các nghiên cứu khoa học thì hai loại nghệ này có điểm nào khác nhau và có thể cùng hỗ trợ điều trị dạ dày không, thưa Phó Giáo sư?

PGS.TS Lê Lương Đống: Nghệ đen hay còn gọi là củ nga truật, nghệ vàng còn được gọi là khương hoàng. Theo y học cổ truyền thì hai loại nghệ đó đều được xếp vào nhóm thuốc hoạt huyết.

Nghệ vàng thì có tác dụng hoạt huyết yếu hơn so với nghệ đen, nhưng lại có tác dụng giảm đau và làm liền vết thương tốt hơn. Chính vì vậy, trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng người ta ưu tiên dùng nghệ vàng. Nghệ đen chỉ dùng trong trường hợp huyết ứ, các vết bầm tím lớn và những chứng tích tụ như đau bụng kinh, ra kinh nhiều…

MC Bảo Linh: Có nhiều trường hợp bị viêm loét dạ dày lâu năm, ngoài việc điều trị theo Tây y thì cũng dùng tinh bột nghệ thường xuyên mà không thấy có tác dụng. Vậy xin Phó Giáo sư cho biết, nguyên nhân là vì sao ạ?

PGS.TS Lê Lương Đống: Chúng ta biết rằng nghệ ngoài làm phẩm màu, gia vị thì còn được dùng để trị các vết thương từ bé đến lớn.

Đặc biệt với viêm loét dạ dày thì nghệ thường được dùng với mật ong, có thể là nghệ tươi, có thể là tinh bột nghệ để hỗ trợ điều trị. Các nhà khoa học cũng xác minh trong nghệ có dược chất Curcumin, có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, kháng viêm, làm liền, tái tạo vết thương và hỗ trợ phòng và điều trị một số bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, trong thực tế, nghệ chỉ có 3-10% hoạt chất curcumin, do vậy để tác động được đến vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả cao thì mỗi ngày người bình thường phải dùng 8- 12g Curcumin tương đương với 1-2 lạng bột nghệ/ngày.Nếu với khối lượng nghệ như vậy trong một ngày thì ít ai có thể ăn nổi. Mà có ăn được, thì việc dung nạp cũng có nhiều tác dụng không mong muốn. Hơn nữa, tinh bột nghệ hiện nay chủ yếu được sản xuất thủ công, nên hầu hết đều là những nguyên liệu chất lượng thấp, người sử dụng không cẩn thận có thể sẽ dễ bị dị ứng hoặc nhiễm độc do tạp chất hoặc nấm mốc. 
 

PGS.TS Lê Lương Đống

 PGS.TS Lê Lương Đống, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh

MC Bảo Linh: Vậy xin PGS cho biết cần sử dụng nghệ như thế nào để cho hiệu quả tốt nhất trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày?

PGS.TS Lê Lương Đống: Như tôi đã nói ở trên, chính vì việc sử dụng nghệ tươi và tinh bột nghệ không thực sự cho hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, cho nên các nhà khoa học đã phải dày công nghiên cứu và mất nhiều năm để tìm ra hướng đi mới, phát huy tối ưu công dụng của Curcumin.

Nhờ thành tựu khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến, người ta đã nano hóa dược chất Curcumin ấy và có thể thêm một số hoạt chất khác để tăng tác dụng của nghệ. Đây là một công nghệ khá hiện đại, nó làm cho Curcumin trở thành những phân tử cực nhỏ, giúp cơ thể hấp thu đến 95 % và tác dụng lên đến 40 lần. Như vậy chúng ta có thể thấy với một khối lượng lớn nghệ sẽ chỉ thu được một lượng rất ít curcumin đáng tin cậy và cho hiệu quả cao.

Tháng 9-2013 tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ đã nano hóa thành công hoạt chất Curcumin để phòng và chữa bệnh. Sau đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chuyển giao nguồn nguyên liệu này cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI để bào chế thành viên nang mềm CumarGold.

Chúng tôi cho rằng đây là niềm vui và hi vọng của những bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng. Không chỉ hiệu quả cao, an toàn và đồng thời có thể dùng lâu dài mà không bị tích lũy. Thay vì việc chúng ta phải nhắm mắt nuốt hết thìa bột này đến thìa bột khác thì giờ đây chỉ cần sử dụng viên nang mềm tiện lợi.

MC Bảo Linh: Vâng, rất cảm ơn Phó Giáo sư về những thông tin hữu ích trên!


Warning: Trying to access array offset on false in /www/wwwroot/yduoctuetinh.com.vn/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 41