Chia sẻMặc dù sự ra đời và phát triển của Y học hiện đại, điển hình là phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây là một thành tựu to lớn và có ý nghĩa của loài người, tuy nhiên YHCT vẫn có vị thế quan trọng được các nước trên thế giới công nhận. Không chỉ châu Á, nhiều nước Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ hay các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe.
Mô hình bệnh tật thay đổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Tại các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim mạch, đột quỵ não có xu hướng giảm rõ rệt. Trong khi các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỉ lệ bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng đến mức báo động.
Yếu tố góp phần tăng tỉ lệ bệnh không lây do: chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, ý thức phòng bệnh kém. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (9,4gram/ngày). Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp.
Thế mạnh của YDCT
Những phương pháp và nguyên liệu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân trong Y học cổ truyền có tính an toàn rất cao. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như thân cây, rễ cây, lá cây, quả, hoa…Do đó thường không có độc tính và tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Không những thế, quá trình chế biến thuốc cũng rất truyền thống và thủ công, dựa chủ yếu vào tự nhiên. Theo Viện Dược liệu ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật dùng làm thuốc. Có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc Linh, Tam thất, Bách hợp, Thông đỏ…
YDCT là liệu pháp chăm sóc sức khỏe “êm dịu”, không can thiệp, điều biến (modification) hệ miễn dịch, củng cố sức đề kháng.
Nhu cầu của cộng đồng
Theo WHO, đến 80% dân số ở các nước đang phát triển dựa vào thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở các nước phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các toa thuốc đều có chứa hoạt chất thảo mộc. Ở nước ta, hiện trên 63 tỉnh – thành đã có 58 bệnh viện YHCT (có 8 tỉnh chưa có bệnh viện YHCT, một số tỉnh thành có 2 bệnh viện). Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu rất lớn. Nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 60-80 nghìn tấn/năm, trong đó phần lớn sử dụng cho sản xuất thuốc đông dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
Xu thế sử dụng liệu pháp tự nhiên là tất yếu
– Trên thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, người dân Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm lâu đời khi sử dụng các loại cây, con làm thuốc, góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức to lớn mang bản sắc riêng của từng dân tộc, từng vùng miền.
– Người nước ngoài du lịch hoặc làm việc tại Việt Nam rất ưa chuộng chăm sóc sức khỏe bằng liệu pháp tự nhiên.
– Hiện có nhiều doanh nghiệp tham gia, kết hợp các nhà khoa học, và người nuôi trồng để luôn luôn có nguồn nguyên – dược liệu sử dụng làm thuốc chất lượng. Đặc biệt có nhiều cây thuốc – bài thuốc gia truyền có giá trị của đồng bào dân tộc ít người.
Với xu hướng mới “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh” và “chữa bệnh khi bệnh mới phát” luôn luôn đúng. Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội là đơn vị có 30 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực đào tạo YHCT, đã hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khám, chữa bệnh và nhân lực làm thuốc chất lượng, tạo ra các dòng chế phẩm an toàn – hiệu quả, cải thiện tốt chất lượng cuộc sống xã hội.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội.
– Địa chỉ: sổ 06, ngõ 767, Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0989 504 475 (cô Nhàn)
– Văn phòng tuyển sinh 104A: số 09, Bùi Ngọc Dương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 096.183.1975 (Cô Mây) – 096.9798.775 (Cô Thương)