Việt Nam có 3850 loài thực vật có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, đây chính là thế mạnh của nền Y học cổ truyền, do đó cần tăng cường đào tạo thầy thuốc trong lĩnh vực này.
Nước ta có nguồn thực vật phong phú dùng để chữa bệnh
Những loại dược liệu nói chung và thuốc Y học cổ truyền từ lâu đã trở thành một thứ thiết yếu trong cuộc sống. Chữa bệnh bằng phương pháp sử dụng Y học cổ truyền có rất nhiều lợi ích. Ở nước ta hiện nay đã có 3850 loài thực vật có thể sử dụng làm thuốc, trong đó có 309 họ cây chủ yếu là mọc tự nhiên.
Việc bảo tồn, phát triển những cây thuốc nam sẽ giúp cho nguồn vốn quý của nền Y học cổ truyền dân tộc đi lên, từ đó góp phần không nhỏ trong công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân. Những cây thuốc nam mọc tự nhiên cần được hái, sơ chế, bảo quản dưới dạng thuốc thang, các thành phẩm dạng viên…
Nhu cầu của người dân chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền
Số lượng người dân đến khám tại các bệnh viện, cơ sở Y học cổ truyền cũng ngày một tăng lên. Ở một số bệnh viện Y học cổ truyền cho biết năm 2014 có gần 165.000 lượt ngoại trú, 234 giường nội trú đạt chỉ tiêu 92%. Năm 2015 Viện có gần 172.000 lượt ngoại trú vượt chỉ tiêu 4%. Đến năm 2016 có gần 186.000 lượt ngoại trú, 260 giường nội trú vượt chỉ tiêu 9%. Số người dân chữa bệnh bằng bài thuốc Y dược Cổ truyền có khoảng 30% số bệnh nhân trên cả nước đã tìm tới Y học cổ truyền, đặc biệt là những bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa. Y học cổ truyền đã góp phần mang lại ý nghĩa lớn đối với chính sách xóa đói giảm nghèo, tăng cường sức khỏe cộng đồng của chính phủ.
Tăng cường đào tạo nhân lực thầy thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh bằng thuốc nam
Để góp phần đẩy mạnh tăng cường nhân lực cho ngành Y học cổ truyền, cần phải tăng số lượng các phòng chẩn trị Y học cổ truyền. Đồng thời phối hợp với các Trường Y Dược đào tạo Y Dược hiện đại đồng thời tăng cường mở rộng tuyển sinh và đào tạo các chuyên ngành Y học cổ truyền. Từ đó, chúng ta sẽ tận dụng được nguồn thuốc nam đạt tỷ lệ sử dụng lên 50%.
Tích cực bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn cho các hội viên của hiệp Hội Đông y, trau dồi vốn kiến thức và khả năng sử dụng các loại thảo dược, dược liệu vào trong công tác khám chữa bệnh. Ngành Y tế cũng đã phối hợp với Hội Đông y phổ biến kiến thức, vận động nhân dân các tỉnh vùng miền trồng và sử dụng những cây thuốc có sẵn, những bài thuốc đơn giản giúp trị một số bệnh thông thường. Đây chính là những chính sách tích cực góp phần đưa nền Y học cổ truyền nước ta ngày một đi lên. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế cũng giúp nước ta hợp tác phát triển Y học cổ truyền bằng cây thuốc nam với hơn 40 nước trên thế giới.
Thực hiện chủ trương mở rộng nhân lực của Bộ Y tế, Bộ LĐ TB&XH đã phối hợp với các Trường Y Dược TP Hà Nội và trong cả nước mở rộng chương trình đào tạo, tăng cường tuyển sinh Trung cấp Y học Cổ truyền. Một trong số những trường đã và đang đi đầu trong công tác này đó chính là Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội, tại đây sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại.
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại nhất, đây chính là nơi ươm mầm tương lai cho những bạn trẻ có đam mê với ngành Y học cổ truyền. Cùng với phương châm đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, lý thuyết song song với thực hành, đảm bảo sinh viên khi ra trường sẽ có kiến thức sâu rộng, kỹ năng tay nghề thành thạo, đáp ứng đủ mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Mọi thông tin liên hệ:
Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội.
– Địa chỉ: sổ 06, ngõ 767, Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0989 504 475 (cô Nhàn)
– Văn phòng tuyển sinh 104A: số 09, Bùi Ngọc Dương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 096.183.1975 (Cô Mây) – 096.9798.775 (Cô Thương)